Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

XÂY DỰNG PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO QUÂN ĐỘI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ cách mạng xuất sắc Người còn là một nhà giáo dục lý luận, thực tiễn lớn của Việt Nam; một trong những ham muốn tột bậc của người đó là nhân dân ta “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” và người đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp nhân văn cao cả đó. Trước lúc đi xa Người đã để lại một di sản tư tưởng hết sức quí giá về giáo dục. Trong di sản quí báu đó, vấn đề người đặc biệt quan tâm đó là, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo cách mạng vì đây là những người trực tiếp tham gia vào sự nghiệp trồng người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng và đánh giá cao vai trò của đội ngũ nhà giáo đối với nghiệp trồng người  “ không có thầy giáo thì không có giáo dục”[1]; theo Người giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cao cả đó là đội ngũ nhà giáo “ các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc”[2]. Để hoàn thành sự nghiệp vinh quang cao cả nhưng vô cùng nặng nề đó Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt ra yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ nhà giáo, Người thường căn dặn “ Giáo viên phải chú ý cả tài cả đức, tài là văn hoá chuyên môn, đức là chính trị, muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”[3]
Phẩm chất của đội ngũ giáo viên theo chủ tịch Hồ Chí Minh là sự trung thành tuyệt đối với Đảng với Tổ quốc và nhân dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống, văn hoá mẫu mực…Nó được thể hiện ở lòng say mê, sự tận tâm, tận lực, lòng yêu thương con người, tinh thần trách hiệm nghề nghiệp. Phẩm chất là yếu tố định hướng động cơ, thái độ, lập trường của người giáo viên trong hoạt động giảng dạy. chủ tịch hồ chí Minh căn dặn: “.. thầy và trò luôn luôn nâng cao tinh thần yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội. tăng cường tình cảm với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kì nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”[4]
Năng lực của người giáo viên là  là tổng hợp các phẩm chất tâm lý và sinh lý cá nhân đáp ứng với những yêu cầu của hoạt động sư phạm của người giáo viên, đảm bảo cho hoạt động ấy nhanh chóng thành thạo và đạt hiệu quả cao. năng lực của người giáo viên được thể hiện ở việc nắm vững tri thức khoa học, đặc biệt tri thức chuyên ngành đảm nhiệm, các khoa học liên ngành, đồng thời có sự hiểu biết nhất định về kinh tế - xã hội. Năng lực của người giáo viên còn thể hiện ở khả năng truyền thụ một cách có hiệu quả những tri thức khoa học, giúp người học có phương pháp nhận thức đúng đắn và từng bước hoàn thiện nhân cách, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường “Thầy giáo ngày nay không phải như trước chỉ biết gõ đầu trẻ … bây giờ thầy giáo có trách nhiệm với nhân dân, đào tạo cán bộ ra phục vụ nhân dân. Cách dạy, quan niệm dạy phải khác. Dạy sao cho học sinh mau hiểu, mau nhớ, lý luận đi đôi với thực hành”[5]
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, phẩm chất và năng lực của giáo viên là một chỉnh thể thống nhất trong nhân cách sư phạm mẫu mực của người giáo viên, là yếu tố tác động mạnh mẽ đến người học, tạo ở họ lòng tin, niềm say mê, tinh thần lạc quan cách mạng, thúc đẩy người học viên không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện, chiếm lĩnh tri thức. Do đó,“..thầy giáo phải làm kiểu mẫu” về mọi mặt.
Là một bộ phận của đội ngũ nhà giáo cách mạng, hoạt động trong lĩnh vực đặc thù quân sự, trực tiếp tiến hành các hoạt động sư phạm quân sự, giáo viên không chỉ là người truyền đạt tri thức khoa học, mà còn là người trực tiếp tác động, định hướng sự hình thành phát triển nhân cách của người học góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục đào tạo của các nhà trường quân đội.
 Để xây dựng phẩm chất nhân cách đội ngũ giáo viên trong quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt một số nội dung sau
Một là, thường xuyên trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ giáo viên, Phẩm chất chính trị, đạo đức là yếu tố cốt lõi trong nhân cách của người cán bộ cách mạng, định hướng chính trị cho người giáo viên trong hoạt động giáo dục, đào tạo. Để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ giáo viên quân đội cần nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng.
 Chú trọng nâng cao nhận thức, thái độ, động cơ, ý thức trách nhiệm của người giáo viên, giúp họ xác định đúng vị trí, vai trò của mình trong hoạt động giáo dục, đào tạo ở nhà trường, xây dựng cho họ niềm tin yêu nghề nghiệp để tạo thêm sức mạnh và lòng say mê, hứng thú không ngừng học tập tu dưỡng về mọi mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở, “ người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình… người huấn luyện nào tự cho mình đã biết đủ cả rồi thì người đó dốt nhất”[6]
Hai là, làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Nội dung bồi dưỡng phải toàn diện cả hệ thống kiến thức chung, hệ thống kiến thức nghề nghiệp, hệ thống kỹ năng, kỹ xảo sư phạm; cả trình độ tin học và ngoại ngữ thông qua các hình thức đa dạng, linh hoạt: mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, diễn tập, hội thảo khoa học, thi giảng viên dạy giỏi … Các nhà trường cần chủ động thực hiện chuẩn hoá chức danh giáo viên, quan tâm lựa chọn những giáo viên trẻ có năng lực sư phạm gửi đi đào tạo ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội; đẩy mạnh việc bồi dưỡng kiến thức thực tiễn, tăng cường đưa giáo viên đi dự nhiệm thực tế tại các đơn vị
Ba là, nâng cao chất lượng tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ giáo viên, phẩm chất và năng lực của người giáo viên được tạo nên bởi nhiều yếu tố. Việc đào tạo, bồi dưỡng tại trường và tại đơn vị giữ vai trò chủ đạo; còn việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của giáo viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp trình độ phát triển nhân cách và chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trường huấn luyện đã giúp anh em biết phương hướng, biết nhằm mục đích mà đi… rồi sau anh em còn phải học nữa, học mãi trong khi đi làm việc”
Để hoạt động tự đào tạo tự bồi dưỡng, tự rèn luyện đạt kết quả thiết thực, mỗi giáo viên cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch tự đào tạo, tự bồi dưỡng, rèn luyện thật sự khoa học. Kế hoạch tự đào tạo, tự bồi dưỡng, rèn luyện là một việc làm thể hiện tính khoa học của người giảng viên là cơ sở để người giáo viên phấn đấu đạt được mục đích đề ra. Kế hoạch tự đào tạo, tự bồi dưỡng, rèn luyện của mỗi giáo viên phải cụ thể, thiết thực bao gồm: mục tiêu cần đạt được, nội dung học tập bồi dưỡng, phương pháp học tập bồi dưỡng, tài liệu cần học tập bồi dưỡng và thời gian hoàn thành.
Mục tiêu đề ra phải sát thực, có cơ sở khoa học, chỉ tiêu phấn đấu không quá cao nhưng cũng không được thấp; nội dung học tập, rèn luyện phải toàn diện trên tất cả các mặt nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào những nội dung chủ yếu như tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực quản lý, chỉ huy, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phương pháp tác phong của người giáo viên, việc xác định thời gian hoàn thành cũng phải phù hợp không kéo dài quá lâu nhưng cũng không quá nóng vội. Tránh tình trạng xây dựng kế hoạch một cách chung chung mang tính hình thức, đối phó. Khi kế hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch đó phải được chuyển hoá thành hành động cụ thể; người giáo viên cần phải nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Bốn là, Thực hiện tốt công tác chính sách đối với đội ngũ giáo viên, thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ giáo viên sẽ tạo ra động lực để đội ngũ giáo viên yên tâm, gắn bó với nghề nghiệp, tập trung học tập, rèn luyện, công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trước hết cần thực hiện và bảo đảm đầy đủ chế độ tiêu chuẩn đãi ngộ của nhà nước, của quân đội đối với nhà giáo mặt khác các nhà trường cần có chính sách phù hợp để tạo được động lực cho nhà giáo tích cực học tập, hỗ trợ cho học sau đại học, học tại chức tin học, ngoại ngữ… thực hiện tốt chính sách thù lao, khen thưởng thích đáng với các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng tốt. Đặc biệt, có chính sách bồi dưỡng, tạo điều kiện để giảng viên phấn đấu trở  thành những chuyên gia đầu nghành giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú,




[1] H Chí Minh, toàn tp, Nxb.CTQG, HN 2000, t8, tr183
[2] H Chí Minh, toàn tp, Nxb.CTQG, HN 2000, t6, tr467
[3] H Chí Minh, toàn tp, Nxb.CTQG, HN 2000, t9, tr49
[4] H Chí Minh, toàn tp, Nxb.CTQG, HN 2000, t12, tr403
[5] H Chí Minh, toàn tp, Nxb.CTQG, HN 2000, t8, tr225
[6] H Chí Minh, toàn tp, Nxb.CTQG, HN 2000, t6, tr45

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét